6 Cách bố trí Tủ bếp trong không gian phòng bếp.

1 – STRAIGHT – Tủ bếp dạng thẳng
hay còn gọi là One Wall sẽ chạy dọc theo một diện tường với một luồng giao thông song song.
Straight Kitchen thích hợp với những không gian nhỏ do thiết kế này mang lại cho người sử dụng cảm giác về không gian mở. Nó kết nối khu bếp với với phòng ăn và thường theo sau đó là bên cạnh phòng khách.
Trong trường hợp mảng tường quá dài thì kiểu bố trí này có thể gây mất cân đối và tạo ra khoảng trống (diện tích thừa), do đó có thể bố trí thêm đảo bếp để giải phóng không gian bếp từ phòng ăn và phòng khách.
Đặc biệt thích hợp dành cho những không gian nhà bếp với chiều ngang hẹp nhưng sâu về chiều dài. Tủ bếp One Wall có thể được bố trí một cách linh hoạt trong nhiều không gian khác nhau và nó cũng mang lại sự thuận tiện cao mỗi lần di chuyển của những bà nội trợ trong quá trình nấu nướng.
2 – L SHAPED – Tủ bếp góc hay tủ bếp L
Đây là một trong những kiểu bố trí bếp phổ biến nhất. Kiểu bếp này sẽ bao phủ 2 diện tường. Kiểu này cho phép người sử dụng di chuyển và thao tác với các khu vực, các vị trí công năng dễ dàng hơn. Thông thường nhất là bàn bếp đặt gần đó (thường song song với L-shape). Thiết kế này sẽ rất ổn trong phòng vuông nhưng tương tự như Straight Kitchen, nếu bị kéo dài sẽ làm cho không cân xứng và để lại khoảng trống lớn.
3 – U SHAPED – Tủ bếp chữ U
Bố trí tủ bếp hình chữ U cũng là một kiểu bố trí rất phổ biến cho nhiều nhà bếp và được sử dụng cho cả không gian bếp nhỏ và lớn. Phát triển từ kiểu chữ L, U-shape kitchen có thêm không gian cho các ngăn chứa.
Tủ bếp chữ U thường được bố trí bám vào 3 diện tường nhưng cũng có thể mở rộng bố trí bếp hình chữ L từ góc phải 2 bức tường và góc thứ 3 được mở để phục vụ như quầy bar hoặc khu vực ăn uống hàng ngày.
Kiểu bố trí này mang lại một không gian thao tác rộng rãi, thuận tiện và khá khép kín.
4 – GALLEY – Tủ bếp bố trí song song hay đối xứng
Galley Kitchen là kiểu tủ bếp được bố trí 2 bên diện tường song song, tạo hành lang giao thông giữa 2 bên tủ bếp.
Thường được sử dụng trong các căn hộ, chủ yếu là kiểu cũ và nhà cũ do hạn chế về không gian và thiết kế được bố trí để ngăn cách khu nhà bếp với phần còn lại của ngôi nhà. Nó cho phép các chế phẩm nhà bếp được cách li khép kín với phần còn lại của ngôi nhà.

5 – PENINSULA hay G SHAPED – Tủ bếp chữ U kết hợp quày bar.
Là kiểu bếp phát triển lên từ U shaped nhưng thêm một hệ tủ dưới để làm quầy bar, tăng thêm không gian giao tiếp của người làm bếp với những người còn lại.
6 – ISLAND – Tủ bếp kết hợp bàn đảo
Khu vực bếp có bố trí đảo là kiểu bếp vô cùng thuận tiện giúp cho người sử dụng có thể thao tác 360 độ. Đảo bếp không gắn với diện tường nào khác trong nhà bếp.
Các tủ đảo có thể được định vị theo nhiều cách và nhiều hình dạng. Nó có thể đi kèm với các layout bếp đã thống kê ở các phần trước I-L-U.
Đảo bếp có thể bố trí các ngăn tủ, bếp nấu, ngăn kéo … thường ở trung tâm của nhà bếp, vị trí tương tác trung gian của nhiều người tham gia hoạt động trong bếp. Nếu không gian đủ rộng thì cách bố trí này thực sự linh hoạt.

Gọi điện thoại
0942.81.69.89
Chat Zalo