Bố Trí Không Gian Bếp, Nơi Gắn Kết Yêu Thương Của Cả Gia Đình
Trở về mái ấm thân thương sau một ngày làm việc mệt mỏi,bạn luôn muốn tìm đến những niềm vui, sự chia sẻ, sự quan tâm từ mọi thành viên trong gia đình. Và căn bếp từ lâu đã là hình ảnh bình yên trong lòng bao nhiêu con người. Dù nắng dù gió dù cách xa thì mọi người vẫn thường thèm khát những bữa cơm gia đình ngay trong căn bếp nhỏ, ấm cúng, được ăn những món mẹ nấu phải không nào? Mời bạn hãy cùng tìm hiểu về cách bố trí căn bếp gia đình trong bài viết dưới đây nhé!
– Ánh sáng – thông gió
Ngày nay các trang thiết bị về chiếu sáng, hút khói (quạt, máy hút khói…) đã cho phép các gia đình tận dụng tối đa mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố thiên nhiên. Một căn bếp được bố trí ánh sáng và thông gió đầy đủ sẽ mang đến sự thoải mái, bình yên cho những bữa cơm gia đình. Bên cạnh đó, việc làm này cũng sẽ ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm mốc, vi khuẩn, hạn chế mùi hôi khi nấu nướng. Mang đến cho gia đình bạn một bầu không khí luôn trong lành, tươi mới.
-Bố cục không gian trong bếp
Quầy bếp thường được bố trí theo kiểu L hoặc chữ U. Nhưng bạn cần đảm bảo khoảng cách giữa các quầy và khoảng cách giữa các thiết bị là hợp lý để tiện cho quá trình sử dụng cũng như để các thiết bị không ảnh hưởng nhau (gồm có tủ lạnh, lò nấu, máy giặt, các ngăn kéo tủ chia thức ăn và dụng cụ bát đĩa nồi niêu).
Bên cạnh đó thì các không gian cao, thấp hơn kệ bếp nên được tận dụng cho các loại tủ treo, kệ, tủ bếp hoặc thậm chí là máy giặt.
Có 1 mẹo thường được các nhà thiết kế nội thất trưng dụng đó là khiến bộ 3 chậu rửa – tủ lạnh – bếp nấu tạo thành 1 hình tam giác với cạnh không quá 3m để tiện cho việc di chuyển, hoàn thành công việc trong bếp.
– Bố trí các thiết bị chính
Bồn rửa
Bồn rửa được xem là thiết bị bếp được sử dụng nhiều nhất trong bếp. Theo các chuyên gia nội thất, bạn nên sắp xếp bồn rửa ở vị trí tương đối trung tâm, phải quan sát được không gian bao quát và những vật dụng liên quan như tủ bếp, bếp gas, bàn ăn,… phải được đặt trong tầm nhìn và không bị che bởi bất kỳ vật dụng gì.
Tủ lạnh
Khi bố trí tủ lạnh trong căn bếp gia đình, bạn cần cân nhắc không gian cần thiết để khi mở cánh cửa tủ không bị vướng mắc. Tủ lạnh được dùng tới nhiều, trong khi nấu, chuẩn bị nguyên liệu, khi ăn, sau khi ăn cũng như dùng tới trong những lúc giải trí, nghỉ ngơi khác. Vì vậy việc bố trí tủ lạnh cần được coi trọng. Tuy nhiên, cần chú ý, tủ lạnh không kê đối diện hoặc gần bếp vì khí nóng từ bếp và hơi lạnh từ tủ lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị và sức khoẻ của gia đình bạn.
Bếp nấu
Bếp từ và lò vi sóng ngày càng được ưa dùng nhờ tính thiện lợi và sạch sẽ. Bếp nấu phải bố trí phía có tường đặc kín gió (không có cửa sổ) cũng như cần tránh các luồng gió thổi bạt làm tắt các lửa bếp hay gây nguy hiểm cho gia đình bạn.
Cho dù lớn hay nhỏ thì nhà bếp chính là trung tâm của ngôi nhà và là nơi những bữa ăn được tạo ra để tiếp sức cho chúng ta. Ngày nay nhà bếp không chỉ dùng để nấu ăn mà còn diễn ra các hoạt động trong gia đình. Những bữa cơm sum vầy gia đình cũng được xuất hiện ngay trong chính gian bếp nhà bạn. Những bữa ăn gia đình sẽ vui vẻ hơn khi cả gia đình sẽ quây quần tại phòng bếp chia sẻ cùng nhau những câu chuyện trong cuộc sống. Tạo nên một bữa ăn ngon, một không khí gia đình thật ấm cúng và hạnh phúc.